Đề án giáo dục tỉnh Kiên Giang

PHÁT TRIỂN VÀ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VÀ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020

 

THỰC TRẠNG

 

Quy mô giáo dục

TT

Nội dung

Mầm non

Tiểu học

THCS + DTNT

THPT

GDTX + NNTH+ TCKTNV

Tổng cộng

1

Số trường học

139

334

128

52

15

668

2

Số phòng học

1.382

5.693

1.705

1.211

146

10.137

3

Số lớp

1.490

6.716

2.052

1.379

274

11.911

4

Số cán bộ, giáo viên (BC+HĐ)

3.309

12.178

5.617

3.644

309

25.057

5

Số học sinh

38.424

170.353

71.183

50.441

7.415

337.816

6

Số trường dạy tin học

0

164

111

52

15

342

7

Giáo viên dạy Tin học

0

177

199

192

44

612

8

Số cán bộ, giáo viên đạt trình độ từ A Tin học

1.517

7.416

2.939

2.396

244

14.512

9

Số học sinh học Tin học

0

34.071

42.710

50.441

7.415

134.637

 

Tổng số đơn vị có dạy môn Tin học chiếm khoảng 50% tổng số đơn vị trong ngành. Số cán bộ giáo viên đạt trình độ tin học từ A trở lên chiếm khoảng 53,7 % trên tổng số cán bộ giáo viên. Hiện có 100% học sinh THPT, 60% học sinh THCS và 20% học sinh tiểu học được học tin học trong nhà trường (tỷ lệ học sinh tiểu học học môn tin học còn thấp là do chưa có định mức biên chế giáo viên tin học và hạ tầng CNTT tại các trường tiểu học chưa được quan tâm đầu tư).

 

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

Máy chiếu, màn hình trang bị

TT

Cấp học

 

 

Số trường học

Số phòng học

Số lượng máy chiếu hiện có

Số lượng màn hình LCD hiện có

Tỷ lệ (máy chiếu +LCD)/ phòng học

Số lượng Màn hình LCD còn thiếu

1

Mầm non

139

1.382

45

432

35%

905

2

Tiểu học

334

5.693

522

468

17%

4.703

3

THCS +DTNT

128

1.705

202

283

28%

1.220

4

THPT

52

1.211

121

269

32%

821

5

GDTX + NNTH+ TCKTNV

15

146

26

58

58%

62

Tổng cộng

668

10.137

916

1.510

24%

7.711

 

Máy tính phục vụ giảng dạy môn tin học.

TT

Cấp học

Số học sinh

Mục tiêu

(theo hướng dẫn Bộ GDĐT)

Số lượng máy tính cần có

Số lượng máy tính hiện có

Số lượng máy tính còn thiếu

1

Mầm non

38.424

1 PC/Phòng

1.382

280

1.102

2

Tiểu học(1 tiết/tuần)

170.353

20 HS /PC

8.518

3.439

5.079

3

THCS (2 tiết/tuần)

71.183

15 HS /PC

4.746

3.123

1.623

4

THPT (2 tiết/tuần)

50.441

15 HS /PC

3363

3077

286

5

GDTX (2 tiết/tuần)

7.415

15 HS /PC

495

756

0

 

Tổng cộng

337.816

 

18.504

10.675

8.090

 

Hiện có 587 (khoảng 90%) cơ sở giáo dục kết nối Internet cáp quang (FTTH); có 417 phòng thực hành tin học, với tổng số 10.395 máy tính (đạt tỷ lệ 29 học sinh phổ thông/1 máy tính thực hành), so với quy chuẩn chung là 15-20 học sinh/1 máy tính thì còn thấp. Mặt khác, số máy tính trên được đầu tư nhiều nguồn, thiếu đồng bộ và có trên 50% tuổi thọ trên 5 năm, nên thực tế khi sử dụng thực hành còn thấp hơn nhiều, hầu hết tập trung cho cấp THPT và các cấp học còn lại thực hành trên máy tính là rất ít, cần được trang bị thêm khoảng 10.000 máy tính để phục vụ dạy tin học.

Số máy tính văn phòng 2.871 máy; Số máy tính (laptop) phục vụ giảng dạy 1.950 máy, đạt khoảng 20% số phòng học; khoảng 50% giáo viên tự trang bị máy tính xách tay để phục vụ công tác giảng dạy cá nhân.

 

Ứng dụng công nghệ thông tin

a. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Giáo dục và Đào tạo.

- Ngành đã triển khai sử dụng thống nhất, đồng bộ đến 100% cơ sở giáo dục trong Ngành các phần mềm ứng dụng căn bản như: phần mềm quản lý nhân sự (PMIS), quản lý thống kê giáo dục (EMIS),hệ thống sinh hoạt chuyên môn trường trực tuyến (truonghocketnoi.edu.vn), phần mềm kế toán (MISA), hệ thống quản lý phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại 15 huyện/thị/TP; Phần mềm quản lý học sinh, sổ liên lạc điện tử (SMAS 3.0).

- Hệ thống website của Sở, có 66 đơn vị trực thuộc (THPT 51, Trung tâm GDTX 13, Trung cấp KTNV 01, Trung tâm NNTH 01) và 15 Phòng giáo dục, được xây dụng và cập nhật thông tin thường xuyên kịp thời, các website công khai các thủ tục hành chính ở mức độ 1,2.

- 100% các cơ sở giáo dục được cấp tên miền, thư điện tử của Ngành (http://...@kiengiang.edu.vn; http://pcgd.moet.gov.vn , http://pcgd.moet.edu.vn để trao đổi thông tin đảm bảo thông suốt từ Trung ương đến cơ sở. Hệ thống hội nghị trực tuyến đã được trang bị từ Sở đến 15 Phòng GDĐT đang trong giai đoạn hoàn thiện, tăng cường ứng dụng.

Tuy nhiên, Ngành còn thiếu nhiều phần mềm phục vụ các công tác quản lý như: quản lý thiết bị trường học, quản lý kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý thư viện, phần mềm quản lý thi, cấp phát chứng chỉ… Các phần mềm được trang bị phân tán, chưa tập trung nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn, hiệu quả ứng dụng chưa cao vì Sở chưa có trung tâm dữ liệu dùng chung cho Ngành, một bộ phận cán bộ, nhân viên trình độ kỹ năng chưa đáp ứng. Việc khai thác và sử dụng hệ thống hội nghị trực tuyến chất lượng còn hạn chế.

b. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.

- Trang bị các phần mềm hỗ trợ dạy và học cho toàn bộ giáo viên và học sinh của Ngành có khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở để tiết kiệm chi phí và tránh vi phạm bản quyền phần mềm như: Adobe presenter, Lecturemaker, Open office… Số lượng giáo viên sử dụng Power point, soạn thảo văn bản, khai thác Internet là 14.476 chiếm khoảng 80% tổng số giáo viên; khoảng 3.577 giáo viên sử dụng công cụ E-Learning vào giảng dạy chiếm khoảng 20% giáo viên trong ngành; có khoảng 20.748 bài giảng điện tử.

Tuy nhiên, hiện nay ngành rất thiếu nhiều các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học như các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm chuyên ngành, phần mềm đa phương tiện để hỗ trợ việc dạy học tích hợp E-learning, các phần mềm mô phỏng để dạy các lớp mầm non, tiểu học …

 

Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

TT

Cấp học

Tổng số cán bộ, giáo viên (BC+HĐ)

Tổng số cán bộ, giáo viên đạt trình độ A Tin học

Tổng số giáo viên

dạy Tin học

Trình độ tin học của giáo viên dạy tin học

phân theo trình độ đào tạo

ĐH

TC

1

Mầm non

3.309

1.517

0

0

0

0

2

Tiểu học

12.178

7.416

177

84

91

2

3

THCS + DTNT

5.617

2.939

199

82

75

42

4

THPT

3.644

2.396

192

144

48

0

5

GDTX + NNTH + TC KTNV

309

244

44

42

2

0

 

Tổng cộng

25.057

14.512

612

352

216

44

 

Ngành có 64 cán bộ phụ trách CNTT (quản trị mạng), đa số còn lại đều do giáo viên Tin học kiêm nhiệm. Có 612 giáo viên dạy tin học (khoảng 3% so tổng số cán bộ giáo viên trong Ngành). Có 14.512 cán bộ, giáo viên đạt trình độ tin học từ A trở lên (khoảng 60%). Có 6.657 cán bộ, giáo viên (khoảng 30%) được tập huấn bồi dưỡng CNTT.

 

Mục tiêu cụ thể

Từ nay đến năm 2020, phấn đấu đạt được những mục tiêu về ứng dụng CNTT cụ thể như sau:

- 100% các đơn vị trường học có kết nối Internet cáp quang FTTH.

- 100% các cơ sở giáo dục được trang bị ít nhất 01 Màn hình LCD khổ rộng.

- 100% các cơ sở giáo dục được trang bị máy chiếu (trang bị tối thiểu 01 máy/01 đơn vị giáo dục mầm non, GDTX và 02 máy/01 cơ sở giáo dục phổ thông)

- 80% giáo viên tự trang bị máy tính (laptop) để làm công cụ học tập, giảng dạy (60% giáo viên mầm non; 70% giáo viên Tiểu học; 80% giáo viênTHCS và 100% giáo viên THPT,GDTX).

- 100% trường mầm non có thiết bị CNTT phục vụ công tác dạy học với mức độ tối thiểu 1 máy tính/phòng học.

- Phấn đấu 80% trường phổ thông, TT.GDTX được trang bị 1 màn hình LCD 60 Inch trở lên/phòng học.

- Phấn đấu đạt chuẩn tỷ lệ học sinh/trên máy tính (tiểu học 20 học sinh/máy tính; THCS, THPT, GDTX 15 học sinh/máy tính).

- Phấn đấu 50% học sinh tiểu học khối lớp 3,4,5 được học tin học; 90% học sinh THCS được học môn tin học; 100% học sinh trung học (THPT,GDTX) đều được học tin học.

- Phổ biến sử dụng sổ liên lạc điện tử: 100% học sinh THPT, 100% THCS, 70% tiểu học, 50% Mầm non.

- Xây dựng trung tâm dữ liệu của Ngành; duy trì và nâng cấp các phần mềm hiện đang sử dụng theo hướng đồng bộ, thống nhất; nâng cấp website của Sở đạt mức độ 3 cho 30% các thủ tục hành chính và Phòng GDĐT đạt mức độ 2 của 100% các thủ tục hành chính. Trang bị phần mềm phục vụ các công tác quản lý như: quản lý thiết bị trường học, quản lý kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý thư viện, phần mềm quản lý thi (ngân hàng đề thi), cấp phát chứng chỉ…

- Tiếp tục sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy và học cho toàn bộ giáo viên và học sinh của ngành có khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở để tiết kiệm chi phí và tránh vi phạm bản quyền phần mềm như: Adobe presenter, Lecturemaker, Open office… Trang bị thêm các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học như các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm chuyên ngành, phần mềm đa phương tiện để hỗ trợ việc dạy học E-learning, các phần mềm mô phỏng…

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm CNTT tại 100% các cơ sở giáo dục; 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ tin học từ A trở lên. 50% cán bộ, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về CNTT.

 

 

ĐỀ ÁN

Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục phổ thông

trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020

 

THỰC TRẠNG

1. Về qui mô trường, lớp, học sinh

Toàn tỉnh hiện có 462 cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức dạy và học tiếng Anh (TH 241, PTCS 44, THCS 125, THPT 52), với 213.136 học sinh học tiếng Anh hệ phổ thông (Tiểu học 82.131 học sinh, THCS 94.652 học sinh, THPT 36.353 học sinh). Trong đó có 231 trường có tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh 10 năm với 61.025 học sinh (142 trường/45.102 học sinh Tiểu học, 77 trường/14.365 học sinh THCS, 12 trường/1.558 học sinh THPT. Ngoài ra năm học 2016-2017, có 30 trung tâm Ngoại ngữ trong tỉnh được cấp phép hoạt động, bồi dưỡng chứng chỉ ngoại ngữ cho 6987 học viên/139 lớp; Anh văn thiếu nhi cho 9.800 em/350 lớp.

2. Về đội ngũ giáo viên ngoại ngữ

Toàn tỉnh hiện có 1.191 giáo viên dạy tiếng Anh (tiểu học 305, THCS 620, THPT 251) và 03 giáo viên dạy tiếng Pháp; trong đó có 372 giáo viên dạy tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh 10 năm (TH 166, THCS 169, THPT 37). Đến năm 2016, có 398/1.191 (đạt 33,4%) giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo qui định, trong đó có 108/305 giáo viên tiểu học đạt chuẩn B2 (đạt 35,4%); 266/624 giáo viên THCS đạt chuẩn từ B2 trở lên (đạt 42,6 %); 27/251 giáo viên THPT đạt chuẩn C1 (đạt 10,8 %)([1]).

3. Về cơ sở vật chất

Toàn tỉnh hiện có 15 phòng Lab, 320 phòng học đa năng (Multi-Media), đạt 3% so 9.584 tổng số phòng học thông thường. Các trường phổ thông đã được trang bị tương đối các thiết bị dạy và học ngoại ngữ như máy cát –sét, bộ tai nghe.

Mục tiêu cụ thể

- Từ nay đến năm 2018, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được đào tạo, bồi dưỡng, dự thi và cấp chứng chỉ phù hợp. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ cốt cán, giáo viên dạy song ngữ môn toán và các môn khoa học tự nhiên ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cụ thể:

+ Năm 2016, 50% giáo viên tiểu học; 50% giáo viên THCS; 15% giáo viên THPT đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc cho Việt Nam.

+ Năm 2017, TH là 60%; THCS là 70%; THPT là 20%.

+ Năm 2018, TH là 70%; THCS là 70%; THPT là 25%.

+ Mỗi năm tổ chức 02 lớp (150 giáo viên) bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên các cấp; 01 lớp (40 giáo viên) dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh; 10-15 giáo viên cốt cán tham gia học tập, bồi dưỡng tại nước ngoài.

- Thực hiện dạy thí điểm môn Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh tại các trường tiểu học, THCS, THPT nằm trên địa bàn trung tâm huyện, thị, thành phố.

- Tiếp tục triển khai dạy chương trình tiếng Anh 10 năm ở một số trường tiểu học, THCS và THPT có điều kiện, mỗi năm tăng 10%. Duy trì dạy tiếng Pháp ngoại ngữ 2 ở một số trường THPT hiện có giáo viên, thực hiện dạy tiếng Trung như ngoại ngữ 2 ở một số trường trung học.

- Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, tiếp tục triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh 10 năm từ lớp 3 ở cấp tiểu học, THCS, THPT theo lộ trình đến năm 2020: 60% học sinh lớp 3, 60% học sinh lớp 6, 30% học sinh lớp 10 được học chương trình tiếng Anh 10 năm.

- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ cấp tiểu học, THCS, THPT đáp ứng chuẩn ngoại ngữ cấp học: 70% giáo viên tiểu học, 80% giáo viên THCS đạt chuẩn B2; 50% giáo viên THPT đạt chuẩn C1, không có giáo viên ngoại ngữ THPT dưới chuẩn B2 vào năm 2020.

- 100% giáo viên tham gia dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

- Triển khai dạy môn Toán và các môn khoa học tự nhiên ở các trường THPT và ở một số trường THCS có điều kiện.

- Đến năm 2020, 100% trường phổ thông được trang bị thiết bị dạy và học ngoại ngữ tối thiểu; trong đó 100% các trường chuyên biệt, trường trọng điểm, trường đạt chuẩn quốc gia được đầu tư thiết bị hiện đại.

 

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO

TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

 

THỰC TRẠNG

GIÁO VIÊN

1. Số lượng

Tính đến cuối năm học 2015-2016, toàn ngành hiện có 19.037 nhà giáo, so với năm học 2009–2010, tăng 2.212 người, tỉ lệ 11,61%. Trong đó, số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các cấp học, bậc học như sau:

- Giáo viên Mầm non: tổng số hiện có là 1.829 viên chức; so với định mức (2,5 giáo viên/nhóm trẻ; 2,2 giáo viên/lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày; 1,2 giáo viên/lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày) thì ngành học Mầm non còn thiếu 708 giáo viên.

- Giáo viên Tiểu học: tổng số hiện có là 8.822 viên chức; so với định mức (1,20 giáo viên/lớp dạy học 1 buổi/ngày; 1,50 giáo viên/lớp học 2 buổi/ngày) thì cấp Tiểu học còn thiếu 40 giáo viên.

- Giáo viên Trung học cơ sở: tổng số hiện có là 4.821 viên chức; so với định mức (1,9 giáo viên/lớp), cấp học Trung học cơ sở (THCS) dư 100 giáo viên.

- Giáo viên Trung học phổ thông: tổng số hiện có là 3.321 viên chức; so với định mức (2,25 giáo viên/lớp), cấp học Trung học phổ thông (THPT) còn thiếu 144 giáo viên.

- Giáo viên thường xuyên-chuyên nghiệp: tổng số hiện có là 244 viên chức; so với định mức (2,25 giáo viên/lớp), Giáo dục thường xuyên (GDTX) còn thiếu 65 giáo viên.

- Ngoài ra, nếu sử dụng đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách đội ở các trường Tiểu học và THCS thì toàn ngành cần thêm 413 giáo viên để kiêm nhiệm.

2. Chất lượng

+ Toàn ngành hiện nay có 1.829 giáo viên NT-MG thì có 1.719 đạt chuẩn và trên chuẩn, chiếm tỷ lệ 93,99%; trong đó trên chuẩn là 1.101 đạt trên chuẩn chuẩn, chiếm 60,20% .

+ Tiểu học có 8.822 nhà giáo thì có 8.813 đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 99,90%; trong đó trên chuẩn là 8.211, chiếm tỷ lệ 93,7%.

+ Trung học cơ sở hiện có 4.821 nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn, chiếm tỷ lệ 99,82%, trên chuẩn 4.221 chiếm tỷ lệ 80%.

+ Trung học phổ thông hiện có 3.321 nhà giáo, có 3.312 đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 281 đạt trên chuẩn, chiếm 8,46%.

+ Giáo dục thường xuyên có 187 nhà giáo, đạt chuẩn và trên chuẩn 184, chiếm tỷ lệ 98,4%, trong đó trên chuẩn là 14 nhà giáo chiếm tỷ lệ 7,49%.

+ Khối TCCN có 57 nhà giáo, đạt chuẩn và trên chuẩn 55, chiếm 96,49% trong đó trên chuẩn 3, chiếm 5.26%.

3. Cơ cấu

- Tỷ lệ nữ trong đội ngũ nhà giáo chiếm tỷ lệ khá cao 10.376 người, chiếm trên 54,4%.

- Tỷ lệ nhà giáo dưới 30 tuổi là 4.289 (trong đó nam 2.048, nữ 2.241), chiếm khoảng 22,4%.

- Tỷ lệ nhà giáo từ 30-40 tuổi là 9.479 (trong đó nam 4.225, nữ 5.254), chiếm gần 50%.

- Tỷ lệ nhà giáo từ 40 đến 50 tuổi là 4.262, chiếm 22,3%.

- Tỷ lệ nhà giáo từ 51-60 tuổi (nữ từ 51-55 là 60; Nam từ 51-60 là 137), chiếm 5,3%.

 

CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

1. Số lượng

- Toàn tỉnh hiện có 1.589 cán bộ quản lý giáo dục, so với năm học 2009-2010 tăng 315 người, tỉ lệ 19,63%; (trong đó, giáo dục mầm non: 18%; giáo dục phổ thông: 65%).

2. Chất lượng

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo (100% cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) đạt trình độ chuẩn theo quy định, trong đó, trên chuẩn đạt 80,9%); Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao (do hầu hết là những nhà giáo được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý), có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục.

3. Cơ cấu

Đa số cán bộ quản lý giáo dục đều được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về giáo dục hoặc tham gia các lớp quản lý giáo dục; tỷ lệ nữ trong đội ngũ cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ 48,90%; trong đó, dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 25,87%; từ 30 đến dưới 40 chiếm 49,03%, từ 40 đến dưới 50 chiếm 24,2%, từ 50 trở lên chiếm tỷ lệ 0,9%

Tồn tại, hạn chế

Mặc dù, đội ngũ nhà giáo có trình độ đào tạo đạt chuẩn cao (đạt chuẩn trên chuẩn 99%), nhưng chất lượng giáo dục ở một số địa phương chậm được nâng lên; một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; một bộ phận thiếu trách nhiệm, thiếu rèn luyện, không giữ được phong cách, phẩm chất của một nhà giáo; đội ngũ nhà giáo hiện tại còn thừa – thiếu cục bộ (thừa 100 giáo viên khối THCS; thiếu 956 giáo viên giảng dạy ở các cấp học, nhiều nhất là giáo viên mầm non (708 giáo viên); thiếu cân đối trong cơ cấu (130 giáo viên) giáo viên ở môn học: Âm nhạc, Văn thư, Thiết bị, Y tế trường học, Giáo dục quốc phòng,…;

Đội ngũ CBQLGD trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục; song vẫn còn một bộ phận khả năng tham mưu, xây dựng kế hoạch, dự báo tình hình còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; còn có tư tưởng trong chờ ỷ lại, thiếu rèn luyện, nghiên cứu, học tập nâng cao năng lực, phẩm chất lãnh đạo, chưa tích cực chủ động tháo gỡ khó khăn, thiếu tìm tòi các giải pháp khắc phục và phát triển đơn vị; trình độ năng lực và điều hành quản lý đơn vị còn bất cập; tham mưu, thực hiện xã hội hóa giáo dục còn chậm, hiệu quả thấp.

 

Mục tiêu cụ thể

Chú trọng đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ giáo viên có chất lượng; tăng cường đào tạo sau đại học (trong nước và nước ngoài); tiến tới nâng cao tỷ lệ trên chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng, cập nhất các kiến thức như quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, kiến thức sư phạm theo từng hạng, bậc của vị trí việc làm cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực cán bộ. Thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế, giải quyết nghỉ việc, chuyển sang nhiệm vụ khác đối với những nhà giáo và cán bộ quản lý không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng chuẩn và hiện đại, cụ thể:

Đào tạo đội ngũ nhà giáo

- Đào tạo mới: Từ 2016-2020 tổng số đào tạo mới là 1.290, trong đó giáo viên mầm non là 920, còn lại là giáo viên phổ thông 370.

- Đào tạo lại: Từ 2016-2020 tổng số đào tạo lại là 700 giáo viên, trong đó Đại học (GDQP, CN, TV, TB) là 400; cao đẳng là 50 và TC (YTTH, VT, KT) là 250.

- Đào tạo nâng chuẩn: Trong 05 năm (2016-2020) là 5.147; trong đó tiến sĩ 8 (có 03 CBQL), thạc sĩ 241 (có 42 CBQL), đại học 3.560, cao đẳng 921, trung cấp 417.

Bồi dưỡng nhà giáo

- Bồi dưỡng thường xuyên cho cả 03 nội dung theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, mỗi năm ngành giáo dục bồi dưỡng thường xuyên từ 19.037-20.297; 5 năm 2016-2020 là 98.335.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, chuyên sâu để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; triển khai, tập huấn chuyên môn và sinh hoạt chuyên đề, chuyên sâu, số lượng là 500 (mỗi năm bồi dưỡng 100).

- Bồi dưỡng kiến thức Lý luận chính trị, Quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý đương nhiệm, giáo viên trong diện quy hoạch cán bộ quản lý, số lượng là 2.101 (trong đó lý luận chính trị 1.495, QLNN về giáo dục 606).

- Bồi dưỡng giáo viên theo Ngạch, hạng viên chức, được quy định tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22 và 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV là 19.037

- Bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ, số lượng 10.501 (TH 40.424, NN 6.077),

- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, số lượng 160.

Thực hiện tốt đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, ít nhất là 10% trong tổng số công chức, viên chức của đơn vị.

 

ĐỀ ÁN

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường trọng điểm và trường

chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2016-2020

 

THỰC TRẠNG

Hiện toàn Tỉnh có 201/651 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỉ lệ 30,9%). Trong đó cấp học mầm non 34/138 trường (24,64%), cấp Tiểu học 109/296 (36,8%), cấp THCS 55/169 trường (32,5%), cấp THPT 3/50 trường (6%). Được phân bố như sau:

 

STT

Địa phương
(huyện, thị, thành phố)

TS
trường

Trường đạt chuẩn quốc gia

TS

%

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

1

Rạch Giá

57

21

36,8

5

38,5

10

37,0

3

23,1

3

37,5

2

Châu Thành

51

18

35,3

5

50,0

8

28,6

5

45,5

0

0,0

3

Tân Hiệp

61

10

16,4

0

0,0

4

16,7

6

28,6

0

0,0

4

Giồng Riềng

90

39

43,3

1

5,5

22

47,8

16

72,7

0

0,0

5

Gò Quao

51

20

39,2

6

54,5

10

37,0

4

50,0

0

0,0

6

Hòn Đất

65

21

32,3

5

35,7

11

39,3

5

29,4

0

0,0

7

Kiên Lương

26

10

38,5

3

42,8

4

50,0

3

33,3

0

0,0

8

Giang Thành

16

5

31,3

0

0,0

3

60,0

2

50,0

0

0,0

9

Hà Tiên

20

6

30,0

1

25,0

5

83,3

0

0,0

0

0,0

10

An Biên

46

12

26,1

1

11,0

8

32,0

3

33,3

0

0,0

11

An Minh

54

6

11,1

1

9,0

5

17,9

0

0,0

0

0,0

12

Vĩnh Thuận

36

18

50,0

2

25,0

11

73,3

5

50,0

0

0,0

13

U Minh Thượng

36

12

33,3

3

37,0

6

42,9

3

30,0

0

0,0

14

Phú Quốc

32

3

9,4

1

20,0

2

18,3

0

0,0

0

0,0

15

Kiên Hải

10

0

0,0

0

0,0

0

0,0

0

0,0

0

0,0

 

Tổng số

651

201

30,9

34

24,6

109

36,8

55

32,5

3

6,0

 

Qua số liệu cho thấy thành phố Rạch Giá và các huyện Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Gò Quao, Kiên Lương, Châu Thành đã tích cực đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (Vĩnh Thuận có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia, Giồng Riềng 43,3 %, Gò Quao 39,2 %, Rạch Giá 36,84 %, Châu Thành 35,3%). Nơi nào có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia thì nơi đó chất lượng giáo dục được nâng lên và ngược lại (Phú Quốc 9,38%, An Minh 11,11%, cá biệt Kiên Hải 0% số trường đạt chuẩn quốc gia). Từ đó cũng đã phản ảnh hệ thống trường lớp trong toàn Tỉnh hiện thiếu đồng bộ, chất lượng giáo dục không đồng đều, mục tiêu đào tạo nhân lực, nhân tài còn nhiều khó khăn.

 

Thực trạng về đầu tư trường chuyên biệt

Trường học

Số lớp

Số học sinh

Đạt chuẩn quốc gia

THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

32

1.076

Đạt

THPT DTNT Tỉnh

13

428

Đạt

THCS DTNT Châu Thành

8

252

Đạt

THCS DTNT Giồng Riềng

8

237

Đạt

THCS DTNT Gò Quao

8

250

Chưa đạt

THCS DTNT Hà Tiên

8

248

Chưa đạt

THCS DTNT An Biên

6

196

Chưa đạt

Tổng cộng

83

2.687

 

 

Mục tiêu cụ thể

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

- Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2015 trở về trước;

- Giai đoạn 2016 - 2020: Có thêm ít nhất 188 trường đạt chuẩn quốc gia, để đến năm 2020 toàn tỉnh có 389/651 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó:

+ Ngành học mầm non: Có thêm 76 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn lên 110/136 trường, đạt trên 80%;

+ Cấp tiểu học: Có thêm 67 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn lên 176/294 trường, đạt 60%;

+ Cấp THCS: Có thêm 30 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn lên 85/169 trường, đạt trên 50%;

+ Cấp THPT: Có thêm 15 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn lên 18/50 trường, đạt 36%.

(Có danh mục trường xây dựng chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020 từng cấp học cụ thể kèm theo)

Xây dựng trường trọng điểm

- Cấp tiểu học: 17 trường (Mỗi huyện, thị xã có ít nhất một trường, riêng TP Rạch Giá 03 trường), chiếm tỷ lệ 5% tổng số trường;

- Cấp THCS: 17 trường (Mỗi huyện, thị xã có ít nhất một trường, riêng TP Rạch Giá 03 trường), chiếm tỷ lệ 10% tổng số trường;

- Cấp THPT: Có 17 trường (Mỗi huyện, thị xã có ít nhất một trường, riêng TP Rạch Giá 03 trường), chiếm tỷ lệ 34% tổng số trường.

(Có danh mục trường trọng điểm xây dựng giai đoạn 2016-2020 từng cấp học cụ thể kèm theo)

Xây dựng trường chuyên biệt

- Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường các trang thiết bị cho trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt đảm bảo theo các tiêu chí hiện đại, xứng tầm với danh hiệu trường THPT nằm trong top 100 trường THPT hàng đầu Việt Nam[2]; tiếp tục nhân rộng và thực hiện cơ chế chính sách hợp lý đối với mô hình trường chuyên và lớp chuyên trong các trường THPT trọng điểm (nơi có đủ điều kiện);

- Tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường các trang thiết bị dạy học cho các trường phổ DTNT, đảm bảo các điều kiện phấn đấu đến năm 2020: có 100% trường đạt chuẩn quốc gia[3];

-Tăng cường thêm khu bán trú trong các trường phổ thông DTNT, chuyển đổi thành mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú[4]

Đầu tư thêm cơ sở vật chất, tăng quy mô lớp học, mở rộng đối tượng, tăng thêm tỷ lệ học sinh người kinh (Học sinh mồ côi, nghèo-hiếu học; học sinh giỏi đang cư trú tại 9 xã đảo độc lập có nhu cầu vào học lớp 10 trong đất liền, học sinh thuộc diện gia đình chính sách đặc biệt...) từ 5% lên 15%.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

nâng cao chất lượng thể dục, thể thao trong trường học trên địa bàn

tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020

 

THỰC TRẠNG

Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong năm học 2016-2017

Cấp học

Tổng số giáo viên

Số giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo chuyên ngành

Số giáo viên kiêm nhiệm

Đại học

Cao đẳng

Mầm non

2.264

1.703

335

 

Tiểu học

423

81

149

193

Trung học cơ sở

487

309

161

17

Trung học phổ thông

308

298

10

0

Tổng cộng

3.482

2.391

655

210

Từ số liệu trên cho thấy giáo viên giáo dục thể chất (GDTC) ở các trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) đủ số lượng, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Riêng giáo viên GDTC cấp tiểu học (TH) đa phần là kiêm nhiệm, chưa bố trí được chuyên trách nên rất nhiều trường phải cử giáo viên các môn học khác hoặc giáo viên chủ nhiệm dạy kiêm nhiệm môn thể dục. Đối với cấp học mầm non, hiện không có giáo viên chuyên trách giảng dạy GDTC vì vậy các hoạt động hướng dẫn GDTC tại các trường mầm non đều do các giáo viên mầm non kiêm nhiệm.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC

Hiện có 50% các trường phổ thông có sân bãi luyện tập thể dục, chủ yếu là các trường đạt chuẩn quốc gia, trường ở đô thị và trường THPT; việc trang bị nhà đa năng, bể bơi phục vụ cho các hoạt động GDTC trong nhà trường rất ít. Toàn tỉnh có 26/533 trường phổ thông có nhà tập đa năng (chiếm tỷ lệ 4,9%); Cấp Tiểu học có 04/301 trường có nhà tập đa năng (TH Cửa Cạn - huyện Phú Quốc, TH Mỹ Lâm 1 - huyện Hòn Đất, TH Thạnh Yên 1 - huyện U Minh Thượng, TH Vĩnh Phong 1 - huyện Vĩnh Thuận); Cấp THCS có 03/181 trường có nhà tập đa năng (THCS Thị Trấn - huyện Vĩnh Thuận, PT DTNT Châu Thành - huyện Châu Thành, THCS Lê Quý Đôn - TP. Rạch Giá); Cấp THPT có 19/51 trường có nhà tập đa năng (Vĩnh Thuận, Đông Thái, Định An, Châu Thành, Nguyễn Hùng Sơn, Thạnh Đông, Tân Hiệp, Mong Thọ, chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, PT DTNT tỉnh, Nguyễn Trung Trực, Ngô Sĩ Liên, An Minh, Bàn Tân Định, Gò Quao, Hòa Hưng, Kiên Lương, Minh Thuận, Nam Thái Sơn); Cả tỉnh hiện có 06/686 trường phổ thông có hồ bơi, 05 hồ bơi nằm ở các trường thuộc TP. Rạch Giá.

 

Mục tiêu cụ thể

- Về Giáo dục thể chất:

+ Phấn đấu 100% trường học thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục của từng cấp học;

+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục phổ thông học thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả môn học Thể dục.

- Về hoạt động thể thao trường học:

+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng (đối với trường có nội trú), tập thể dục giữa giờ; 50% cơ sở giáo dục (Mầm non, Tiểu học) tổ chức dạy bơi cho học sinh; 30% cơ sở giáo dục tổ chức dạy hoặc phổ biến các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam; 50% cơ sở giáo dục tổ chức dạy hoặc phổ biến môn cờ vua;

+ Có ít nhất 85% số học sinh thường xuyên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa, trong đó 80% đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi;

+ Phấn đấu 50% cơ sở giáo dục phổ thông có câu lạc bộ các môn thể thao dành cho học sinh và được duy trì hoạt động thường xuyên (trên địa bàn đô thị, trường chuẩn Quốc Gia đạt 100%).

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học:

Phấn đấu: 100% trường mầm non, trên 85% trường phổ thông có sân chơi bãi tập; có ít nhất 10% trường tiểu học, 20% cấp trung học phấn đấu có nhà tập (nhà đa năng) được trang bị đạt tiêu chuẩn quy định; 100% trường mầm non 30% trường Tiểu học và 10% trường THCS được trang bị hồ bơi, bể bơi các loại;

- Về giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao theo từng cấp học và trình độ đào tạo:

+ Có ít nhất 95% trường mầm non, tiểu học có đủ giáo viên được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng dạy GDTC, đủ trình độ đào tạo theo quy định và tổ chức tốt hoạt động thể thao ngoại khóa;

+ Phấn đấu 100% trường trung học có đủ giáo viên thể dục, thể thao, trong đó có ít nhất 95% số giáo viên đạt tiêu chuẩn và trình độ đào tạo theo quy định, được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục thể chất và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa.

 

 

 

 

 

Lượt xem: 1.917
Bài tin liên quan
Hội thị Viết chữ đẹp Giáo viên năm học 2017-2018 04/12/17

Nhằm thúc đẩy phong trào Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp cho học sinh ở cấp Tiểu học, tạo điều kiện cho giáo viên-học sinh trau dồi kỹ năng viết chữ và trình bày sạch đẹp; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục ở cấp tiểu học. Đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm của người giáo viên; động viên, khích lệ các thầy-cô giáo tự rèn luyện kỹ năng viết chữ và chăm lo rèn luyện chữ viết, duy trì những nền nếp, thói quen tốt trong học tập của học sinh tiểu học.

Trường Tiểu học Trương Định đã tổ chức Hội thi Viết chữ đẹp Giáo viên năm học 2017 -2018 với sự tham gia tích cực của toàn thể Giáo viên trong nhà trường.

Phát thưởng trong phong trào " Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp " năm học 2017 - 2018 04/12/17

Nhằm thúc đẩy phong trào Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp cho học sinh ở cấp Tiểu học, tạo điều kiện cho học sinh trau dồi kỹ năng viết chữ và trình bày sạch đẹp; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục ở cấp tiểu học. Cũng qua đó duy trì những nền nếp, thói quen tốt trong học tập của học sinh và giữ gìn vẻ đẹp của tiếng nói - chữ viết dân tộc.

Chuyên đề 16/11/17

ĐỔI MÓI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2,3

THEO MÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI